Từ khâu thiết kế, những trợ lý ảo này đã được lập trình là “nữ giới”, và tất cả đều xuất phát từ các công ty công nghệ nơi nhân lực chủ yếu là nam giới.
Từ Alexa, Tay, Siri, Cortana, Xiaoice cho đến Google Now, những trợ lý ảo của Amazon, Microsoft, Apple, Google này đều có chung một đặc điểm: mang giọng nói của một cô gái, có gì lạ ở đây thì phải?
Tất nhiên “nữ giới” ở đây chỉ là một cách gọi bông đùa, vì ai cũng biết các trợ lý ảo này thực chất đều là những thuật toán phức tạp vận hành bên trong. Nhân cách hay giới tính cũng chỉ là một cái mác cho thêm phần hấp dẫn mà thôi.
Trợ lý ảo Cortana của Microsoft được đặt tên theo nhân vật AI trong seri game Halo
Nhưng tôi vẫn thấy chuyện này thật lạ lùng, nhất là với tình hình mất cân bằng giới tính hiện nay tại các công ty công nghệ đã tạo ra những trợ lý ảo này. Theo số liệu công bố năm 2015, tỷ lệ nhân viên nam – nữ tại các công ty công nghệ hàng đầu như sau:
Microsoft: 83% nam – 16,9% nữ
Google: 82% nam – 18% nữ
Apple: 79% nam – 22% nữ
Amazon: 61% nam – 39% nữ
(riêng Amazon là tính cả công ty, trên mọi lĩnh vực kể cả bán lẻ hay vận hành kho bãi)
Các số liệu trên cho thấy các trợ lý ảo đều xuất phát từ các công ty trong đó hầu hết nhân lực đều là nam. Kết quả này cũng cho thấy có một sự thiên lệch cố ý ở đây. Apple mất tới 4 năm để lập trình cho Siri khả năng trả lời các câu hỏi liên quan đến dịch vụ nạo phá thai, tuy nhiên công ty có vẻ chưa gặp khó khăn gì trong việc lập trình khả năng tìm kiếm thông tin về gái mại dâm hay thuốc Viagra cho bot ảo này.
Đây là mảng mà Apple chưa bao giờ nhấn mạnh về Siri trong các chiến dịch truyền thông.
Về điều này, phóng viên tự do Amanda Marcotte có viết “Siri cư xử theo phong cách một trợ lý nam kiểu mẫu: thận trọng, kín đáo, thấu hiểu và luôn sẵn sàng làm mọi việc chủ nhân sai bảo, thậm chí còn ngoan ngoãn chấp nhận những trò đùa cố ý”.
Giờ thì bạn đừng hỏi liệu những trợ lý ảo kia mang phẩm chất của nữ giới, có lẽ chỉ có các chuyên gia mới giải thích rõ ràng được. Các công ty vẫn liên tục tổ chức các sự kiện trong đó nhiều cô gái trẻ đẹp được thuê làm PG diện những bộ cánh hở hang và nhảy múa trên khán đài. Chính xác thì đây là những gì diễn ra trong chương trình cho các nhà phát triển game của Microsoft chỉ hai tháng trước. Và trong khi những lời hứa “sẽ làm tốt hơn trong tương lai” tiếp tục được tung ra, những việc như trên vẫn sẽ còn thịnh hành trong năm nay.
Đa dạng hóa nguồn nhân lực với tỷ lệ nữ cao hơn vẫn sẽ là vấn đề đau đầu của giới công nghệ. Ngay cả những công ty lớn như Microsoft, Google hay Amazon cũng vẫn sẽ đưa ra những quyết định gây thất vọng như trên.
Và nếu bạn nghĩ đây là một hiện tượng mới nổi lên thì không phải đâu, nó đã tồn tại từ khá lâu rồi.
Từ những năm 1990, Widfire Communications đã phát triển một trợ lý ảo mang giọng nói, tính cách của nữ giới và thời điểm đó được coi là một cuộc cách mạng công nghệ. Tất cả mọi thiết bị GPS chỉ đường gắn trên ô tô tôi từng dùng đều mang giọng nữ. Lý do có lẽ bắt nguồn từ thời Thế chiến thứ 2, khi các thiết bị điều khiển buồng lái máy bay đều mang giọng nữ để phân biệt với giọng nam của các phi công.
Điều này cũng gợi nhắc lại một phần văn hóa đại chúng trong những show truyền hình như Star Trek, phim khoa học viễn tưởng hay các nhân vật AI trong game Halo, cũng chính là nguồn cảm hứng Microsoft dùng để đặt tên cho trợ lý ảo Cortana trên Windows 10.
Trên thực tế, nếu phải kể ra ví dụ về trợ lý AI mang giọng nam thì ai cũng có thể nghĩ đến J.A.R.V.I.S của Tony Stark, KITT trong Knight Rider hay HAL9000. Vậy là các trợ lý AI hư cấu trong phim ảnh tiểu thuyết lại đa dạng về giới hơn cả ngoài đời thực. Đây là một thực tế đáng buồn.
Thiết bị trợ lý giọng nói Echo của Amazon cũng mang giọng của một cô gái
Nếu là người dùng bình thường có lẽ bạn sẽ không mấy bận tâm điều này, nhưng khi đưa vào những vấn đề về bình đẳng giới trong ngành công nghệ thì mọi chuyện lại khá phức tạp. Lấy ví dụ như những cây bài magic in hình các nhân vật nữ mặc những bộ đồ như thể “đồ lót dạng áo giáp”, cũng giống như các mẫu thiết kế hướng tới thanh thiếu niên từ bộ phim Weird Science từ năm 1985.
Rất hy vọng trong tương lai các hãng công nghệ sẽ không mắc phải sai lầm mà ngành công nghiệp game đã tạo ra. Không chỉ là chuyện mất cân bằng giới hay vấn đề thiên lệch mà sai lầm này sẽ trở thành một thông lệ trong giới công nghệ.
Bình đẳng giới thực sự rất quan trọng, nhất là khi các công ty mong muốn các trợ lý ảo có thể xử lý hầu hết các nhu cầu, mong muốn của người tạo ra chúng.